Giảm giá!

Senci Imucan – Tăng đề kháng dạng viên

410.000 350.000

Xuất xứ: Việt Nam
Quy cách đóng gói: Lọ 30 viên x 750mg
Dịch chiết tổng hợp từ: Cam thảo, Đảng sâm, Trần bì, Xuyên tâm liên, Sa nhân, Sài hồ, Kim ngân hoa, Hoàng cầm, Hoàng kỳ, Hoài sơn, Thymomodulin. Phụ liệu vừa đủ.
Hỗ trợ tăng sức đề kháng giảm nguy cơ viêm đường hô hấp.

Mô tả

365 Care – SENCI IMUCAN

HỖ TRỢ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO CƠ THỂ, GIẢM NGUY CƠ

VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN (MŨI, HỌNG) DO SỨC ĐỀ KHÁNG KÉM

I. Thành phần

Trong 1 viên nang cứng 750mg chứa: Cam thảo, Đảng sâm, Trần bì, Xuyên tâm liên, Sa nhân, Sài hồ, Kim ngân hoa, Hoàng cầm, Hoàng kỳ, Hoài sơn, Thymomodulin. Phụ liệu vừa đủ.

Cơ chế tác dụng

  • Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata (Burm.f.))

Trong Xuyên tâm liên có hai hoạt chất chính: Diterpen lacton và Flavonoid

– Diterpen lacton: chủ yếu là Andrographolid và nhiều dẫn xuất Andrographolid phối hợp với Na-bisulfit dùng làm thuốc hạ sốt.

– Flavonoid: Rễ Xuyên tâm liên có Flavanon glucosid là Andrographolid, nhiều flavon glucosid, các dẫn xuất dimetoxyflavon …

– Kết quả các nghiên cứu dược lý trên thực nghiệm cho biết Xuyên tâm liên có tác dụng:

– Chống viêm, Giảm đau, Giảm sốt, Khả năng tăng sức đề kháng, phòng ngừa bị cảm lạnh, Cao nước có khả năng hạn chế sự phát triển của thiếu máu cục bộ cơ tim khu trú và có xu hướng khắc phục thiếu máu cục bộ cơ tim → có thể phục hồi.

– Cao xuyên tâm liên giảm bớt sự tắc nghẽn lỗ động mạch chậu do xơ vữa gây ra bởi cholesterol; có tác dụng phòng sự tạo thành các huyết khối và sự phát triển nhồi máu cơ tim.

– Có tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh hơn so với Silymarin.

– Xuyên tâm liên có hoạt tính chống tiêu chảy, diệt giun đũa.

– Thành phần Dehydroandrographolid có tác dụng ức chế siêu vi trùng gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) in vitro.

-Xuyên tâm liên thể hiện hoạt tính kháng HIV trên thực nghiệm.

– Xuyên tâm liên ức chế nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh (phân đoạn hoạt chất tan trong nước + phân đoạn hợp chất tan trong cồn cao độ).

– Xuyên tâm liên dùng liều cao và kéo dài có tác dụng giảm sự tạo kháng thể.

– Có tác dụng tốt trong điều trị viêm phế quản cấp và mãn tính: giảm/hết ho, bớt tức ngực khó thở, bớt đờm, ít tái phát, thời gian khỏi bệnh rút ngắn.

– Cao xuyên tâm liên chiết với Cloroform hoặc Methanol và thành phần Andrographolid có tác dụng ức chế sự sinh sản Gonadotropin nhau thai và Progesterol từ mô lá nuôi phôi (in vitro). Cao chiết xuyên tâm liên có tác dụng gây sảy thai. Vì vậy không được sử dụng Xuyên tâm liên cho thụ nữ đang mang thai.

– Xuyên tâm liên được dùng trị:

+ Lỵ cấp tính, viêm dạ dày, viêm ruột.

+ Cảm mạo, phát sốt, viêm phổi, viêm amidan, rắn độc cắn (uống 2-4 gam bột/lần x 2-3 lần/ngày).

+ Trị cảm cúm có sốt, viêm họng, viêm thanh quản, loét miệng lưỡi, nhiễm khuẩn đường tiết liệu.

+ Trị sốt, ban da lở ngứa.

+ Trị cúm, viêm phế quản, sốt do Rickettsia, lợi tiểu; chữa bệnh do Leptospira.

+ Dùng điều trị rối loạn kinh nguyệt, khó tiêu, tăng huyết áp, thấp khớp, bệnh gan vàng da.

+ Dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh đẻ bị ứ huyết, người sau ốm bị suy nhược.

+ Dùng ngoài (đắp) chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp, chỗ sưng tấy.

Ngày dùng 10-20 gam toàn cây dưới dạng sắc; hoặc tán bột uống 2-4 gam x 2-3 lần/ngày.

  •  Sài hồ (Radix Bupleuri)

Là hợp chất tập trung chủ yếu ở các nhóm Saponin, Flavonoid, tinh dầu và các dẫn xuất của chúng chúng.

– Các công trình nghiên cứu về dược lý cho biết, sài hồ có những hoạt tính sinh học khác nhau:

+ Hoạt tính hạ sốt và giảm đau

+ Hoạt tính an thần

+ Hoạt tính chống viêm

+ Hoạt tính điều hòa miễn dịch

+ Hoạt tính chống viêm, chống loét

+ Hoạt tính bảo vệ gan, làm tăng tổng hợp protein ở gan.

Sài hồ được dùng để chữa sốt cao, nhức đầu, chóng mặt, sốt thương hàn, sốt rét, ngực bụng đầy trướng, bệnh túi mật, cúm, cảm lạnh, giảm đau ở ngực và vùng hạ sườn, điều trị vô kinh, viêm gan, hội chứng hư thận và bệnh tự miễn dịch, chữa bệnh viêm ống mật, túi mật, dạ dày (phối hợp với các dược liệu khác).

  • Sa nhân (Fructus amoni xanthioides)

– Sa nhân chứa tinh dầu với hàm lượng 2-3 %; thành phần tinh dầu phong phú, nhiều nhất là D-camphor 32,2 %, D-bornyl acetat 26,5 %, Bornenol 19,4 %, D-limonen 7 %, Capmphen 7 % …

– Các nguyên tố vi lượng Zn, Cu, Co. Hàm lượng các nguyên tố này thay đổi tùy thuộc vào vùng đất trồng cây.

– Sa nhân là vị thuốc kích thích và giúp tiêu hóa, chữa tỳ vị khí trệ, đau lạnh bụng, tiêu chảy, nôn ọe, động thai, kiết lỵ; điều kinh, hạ sốt, trị ho và cảm lạnh.

Trong thử nghiệm lâm sàng, hạt sa nhân có hiệu quả điều trị rõ trên tiêu viêm loét dạ dày-tá tràng.

  • Trần bì (Pericarpium Citri deliciosa): Trần bì là vỏ quả quýt đã chín (Citrus reticulata Blanco).

– Vỏ quýt chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu là D-limonen 91% và các Terpen. Một số công trình nghiên cứu của thế giới về vỏ quýt cho biết: Họ đã phát hiện 27 hợp chất gồm các loại chất phenyl propanoid, glucosid, terpenoid, adenozin; Trong đó có chất citrusin A có tác dụng hạ huyết áp.

Trong vỏ quýt có các flavonoid: Kamferid ether và 3’hydroxyl 4’, 5, 6, 7, 8 pentamethoxyflavon; hesperidin, neohesperidin … và các dẫn xuất khác.

Những nghiên cứu về dược lý cho biết trần bì có một số tác dụng sinh học trên động vật thực nghiệm:

– Tác dụng đối với tim mạch: tăng cường sức co bóp cơ tim, tăng lượng máu do tim đẩy ra.

– Một số flavonoid trần bì có tác dụng giảm tính thẩm thành mạch, ức chế co bóp nhẹ đối với cơ trơn (trên ruột cô lập); có tác dụng chống viêm loét, lợi mật; ức chế ngưng tập tiểu cầu và ức chế hoạt tính men phosphodiesterase.

– Trong y học cổ truyền, trần bì là vị thuốc thông dụng, chữa ăn không tiêu, đau bụng, nôn mửa, ho tức ngực, nhiều đờm. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

  • Cam thảo bắc (Radix Glycyrrhizae)

– Các hợp chất là flavonoid, có khoảng 20 chất flavonoid, trong đó những chất chính như: liquiritin – là một glucosid, có gốc đường là glucose hoặc rhamnose; có quercetin-3-glucobiosid, flavanon …

Có các hợp chất oestrogen có nhân steroid với hàm lượng thấp.

– Tác dụng trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho, giải co thắt cơ trơn. Chữa loét đường tiêu hóa, ức chế tác dụng gây tăng tiết dịch vị của histamin.

+ Bảo vệ gan và tăng bài tiết mật, chống dị ứng.

+ Có tác dụng của oestrogen.

+ Chữa bệnh Addison, có tác dụng trên sự chuyển hóa các chất điện giải Na và clorid, giúp sự bài tiết Kali.

+ Có tác dụng giải độc trên một số chất gây độc cho tim mạch, chống choáng, giải độc độc uốn ván.

+ Có tác dụng lợi tiểu, chữa táo bón, chữa một số bệnh về da.

– Cam thảo sống được dùng chữa cảm mạo, ho mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau dạ dày, ỉa chảy, ngộ độc.

– Cam thảo chích có tác dụng bổ, chữa tỳ vị hư nhược, mệt mỏi, kém ăn.

  • Đảng sâm (Radix Codonopsis)

Tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể:

Trên thực nghiệm cho thấy, Đảng sâm có thể làm tăng chức năng của tủy xương sản sinh ra các tế bào có hoạt tính miễn dịch và các dưỡng bào; do đó đã điều hòa và làm giảm hội chứng suy giảm miễn dịch ở chuột; làm tăng số lượng của thực bào.

– Tác dụng trên hệ thống tạo máu: dịch chiết cồn và chiết nước đảng sâm đều có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu và bạch cầu trung tính, giảm lượng tế bào làm ba; nó có tác dụng bổ huyết.

– Nâng cao đường huyết, kháng viêm, kháng khuẩn.

– Đảng sâm có tác dụng bổ toàn thân và kích thích miễn dịch, gây hạ áp do giãn mạch ngoại vi và ức chế tác dụng gây tăng huyết áp của Adrenalin ở động vật thí nghiệm.

  • Hoàng kỳ (Radix Astragali)

Theo tài liệu cổ, hoàng kỳ vị ngọt, tính ôn, vào 2 kinh Phế và Tỳ; có tác dụng bổ khí, thăng dương, phát hãn, lợi tiểu, giải độc, tả phế và tâm hỏa, vững vàng phần biểu vệ.

Hoàng kỳ dùng sống để chữa bệnh đái tháo đường, đái đục, đái buốt, phù thũng, viêm thận mãn tính, albumin niệu, lở loét, phong thấp, đau xương. Dạng tẩm mật sao (chích hoàng kỳ) chữa suy nhược cơ thể, ra nhiều mồ hôi.

Hoàng kỳ được dùng với vai trò vị thuốc chủ yếu trong nhiều bài thuốc theo các cách bào chế khác nhau để chữa bệnh như: chữa suy nhược toàn thân, nhũn não, sa đáy dạ dày, sa trực tràng, phòng ngừa cảm mạo; chữa viêm mũi dị ứng; chữa ho, viêm phế quản; chữa bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim); thuốc bổ huyết; chữa viêm thận, chữa phì đại tiền liệt tuyến, trị đau nhức xương khớp; chữa mụn nhọt lở loét lâu ngày không khỏi, lupus ban đỏ…

Hoàng kỳ có chức năng điều tiết miễn dịch. Hoàng kỳ làm tăng chức năng thực bào của hệ thống tế bào lưới; uống nước sắc hoàng kỳ thì IgM, IgE, cMAP trong máu tăng rõ rệt, có khả năng làm tăng sinh tế bào tương của lách, thúc đẩy sự hình thành kháng thể và nâng cao tính miễn dịch dịch thể. Hoàng kỳ không những làm tăng cường miễn dịch mà còn có tác dụng điều tiết 2 chiều; có thể coi Hoàng kỳ như một vị thuốc điều tiết miễn dịch (Trung Dược học).

  • Hoàng cầm (Radix Scutellariae)

Hoàng cầm vị đắng, tính lạnh, vào 5 kinh tâm, can, phế, đởm và đại tràng. Có tác dụng táo thấp, cầm máu, an thai.

Hoàng cầm chữa sốt cao kéo dài, cảm mạo, phế nhiệt, ho, lỵ, đái nhắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu chảy ra máu, băng huyết, vàng da, động thai.

Trong y học Trung Hoa, Hoàng cầm được dùng làm thuốc bổ, an thần, chống co giật, hạ sốt, trị rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương; động kinh, mất ngủ, co giật. Hoàng cầm chữa bệnh tim, đặc biệt viêm cơ tim; thấp khớp cấp; dùng hạ sốt và làm dịu trong viêm phổi, viêm phế quản; trị giun, lỵ và dự phòng bệnh dại.

Kết quả nghiên cứu hóa thực vật và dược lý lâm sàng cho biết hoàng cầm chứa ≥ 31 chất flavonoid và các dẫn xuất của chúng; đại diện cho nhóm chất này là Baicalin, Wogonin (scutelarin) – là những chất có hoạt tính chống oxy hóa cao và có nhiều tác dụng sinh dược học giá trị. Đây là vị thuốc có nhiều tiềm năng sử dụng để bảo vệ sức khỏe.

  • Hoa kim ngân (Flos Lonicerae)

Hoa kim ngân vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc; vào 4 kinh Tâm, phế, vị, tỳ; có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, sát trùng, chữa cảm cúm.

Theo kinh nghiệm nhân dân, kim ngân (hoa, lá, cành) thường dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để chữa mụn nhọt, mề đay dị ứng, viêm mũi dị ứng, hạ sốt, lợi tiểu, cải thiện chuyển hóa chất béo trong bệnh tăng lipid máu; có mặt trong nhiều bài thuốc chống viêm điển hình, chữa các bệnh: cảm cúm, sởi, viêm phổi; dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt; viêm gan virus và viêm gan mãn; chữa viêm cầu thận cấp; viêm khớp dạng thấp, sốt xuất huyết, viêm bạch mạch cấp, nhiễm khuẩn huyết, viêm phần phụ cấp, co giật ở trẻ em, viêm màng tiếp hợp cấp, viêm màng tiếp hợp cấp.

Hoa kim ngân chứa flavonoid, tinh dầu và các thành phần khác. Flavonoid là một thành phần hoạt chất cơ bản của hoa kim ngân, gồm có Luteolin, luteolin-7-glucozid, lonicerin, loniceraflavon và các dẫn xuất khác. Hoa chứa axit clorogenic với hàm lượng khá cao (⁓ 6%) cùng những dẫn xuất của nó; đây cũng là thành phần có nhiều hoạt tính sinh học giá trị.

  • Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae)

– Hoài sơn – Dioscorea persimilis còn được gọi là sơn dược, củ mài.

– Bộ phận sử dụng: củ hoài sơn

Thành phần chính trong hoài sơn là tinh bột, ngoài ra còn có muxin, allantoin, acid amin, acginin và cholin.

– Theo đông y, hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ, hơi có tính chất thu sáp, dùng trong những trường hợp ăn uống khó tiêu, viêm ruột kinh niên, di tinh, đi đái đêm, mồ hôi trộm.

– Theo tài liệu cổ, hoài sơn có vị ngọt, tính bình, vào 4 kinh tỳ, vị, phế và thận. có tác dụng mạnh bổ tỳ vị, chỉ tả, bổ phế thận, sinh tân chỉ khái, bình suyễn, sáp tinh. Dùng chữa tả lỵ lâu ngày, tiêu khát, hư lao sinh ho, đới hạ, tiểu tiện nhiều lần.

II. Công dụng

Hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ viêm đường hô hấp trên (mũi, họng) do sức đề kháng kém.

III. Đối tượng sử dụng

Người có nguy cơ viêm đường hô hấp trên (mũi, họng) do sức đề kháng kém.

IV. Cách dùng

– Người lớn (từ 12 tuổi trở lên): uống 2 viên/lần x 2 lần/ngày vào sáng, chiều

– Trẻ em 10 – 12 tuổi: uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày Nên uống sau ăn khoảng 1 giờ.

 Chú ý:

 Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không sử dụng cho người mẫn cảm, kiêng kỵ  với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

– Phụ nữ có thai, người đang sử dụng thuốc, điều trị bệnh tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng

V. Bảo quản 

Giữ ở nhiệt độ dưới 35 độ C, tránh ánh sáng soi trực tiếp, đậy kín nắp lọ và đóng nắp ngay sau khi lấy dung dịch để dùng.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Senci Imucan – Tăng đề kháng dạng viên”

Liên Hệ

Công ty cổ phần dược phẩm 365 Care (365 Care Pharma) là công ty hoạt động trong lĩnh vực Dược phẩm. Công ty chuyên nghiên cứu và phát triển, sản xuất và phân phối trực tiếp các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe toàn diện có nguồn gốc từ thiên nhiên.

094-200-9889
27A Nguyễn Công Hoan, P.Ngọc Khánh, Q.Ba Đình, Hà Nội

Fanpage

Copyright 365 Care Pharma 2022 ®

https://pharma365care.com/wp-content/uploads/2022/11/thanh_toan.jpg

Design by: TienCong

Copyright 365 Care Pharma 2022 ®

https://pharma365care.com/wp-content/uploads/2022/11/thanh_toan.jpg